Rượu cần Tây Nguyên
Vai trò của rượu cần đối với các đồng bào Tây Nguyên :
- Uống rượu Cần - nét văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên. Rượu Cần là thức uống không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Vì thế, rượu Cần đã trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu trong các dịp lễ hội. Bất cứ gia đình nào, dù nghèo đến mấy cũng phải có chóe rượu cần để sẵn trong nhà phòng khi có khách và những dịp buôn làng có lễ hội. Đồng thời chóe rượu cần là tài sản để đánh giá sự giàu nghèo của các gia đình trong cộng đồng nên chiều sâu về giá trị tinh thần càng cao thì ý nghĩa vật chất càng lớn
- Người dân Tây Nguyên tin rằng, mỗi chóe rượu cần có một vị Thần trông giữ, nên họ rất kiêng kỵ việc làm vỡ chóe rượu trong khi uống. Để tránh những việc đáng tiếc xảy ra trong khi uống, họ thường buộc chóe rượu vào một cái cột hoặc một cọc gỗ thường cao khoảng một mét, nhưng ở nhà Rông thì chiếc cọc này cao vút đến tận nóc nhà. Trên đầu cây, có hoa văn trang trí những tua ren hoa lá sặc sỡ. Rượu Cần quý vì nhiều lẽ, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cho rằng, rượu của họ là do Yang (thần) chỉ cho cách làm, mỗi khi cúng Yang hoặc tế lễ thần linh thì phải có rượu Cần thì lời cầu nguyện mới được linh nghiệm.
- Để xác định được giá trị đích thực của chóe rượu Cần là vô cùng khó khăn vì ở mỗi nơi, mỗi gia đình lại xác định cho mình một vị Thần chóe để nâng giá trị của chóe rượu lên. Chính vì vậy, cùng một tên gọi nhưng hai chóe có thể khác nhau hoàn toàn về kiểu dáng, chất liệu và cách chế tác. Tuy nhiên, dù lớn hay bé, kiểu dáng có thế nào đi nữa thì việc uống rượu Cần của đồng bào Tây Nguyên cũng là một nghệ thuật, nó chịu sự chi phối của phong tục, tập quán của mỗi tộc người. Những ngày hội lớn, người ta đem chóe rượu ra mời cả làng cùng uống, lâu ngày gặp bạn thì dùng chóe rượu nhỏ. Tùy theo nghi lễ mà người ta dùng nhiều hay ít cần hút để uống rượu và quy định nam hay nữ uống trước. Ở Tây Nguyên rượu Cần được xem là sản vật, lễ vật, có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt văn hóa xã hội. Không có rượu Cần thì không có các lễ: cưới xin, ma chay, sum họp cộng đồng,… Rượu Cần giữ vai trò là lễ vật khi kính dâng lên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu hình. Với bạn bè, rượu Cần là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa. Trước khi thực hiện giao lưu tình cảm, rượu Cần làm nghĩa vụ thông báo, dâng mời, cầu xin các vị thần linh chứng giám hoặc ban phước. Dù sử dụng trong dịp nào, tục uống rượu Cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Hình ảnh sp rượu cần Tây Nguyên của CTY Tấn Phát
Nét văn hóa độc đáo của các đồng bào Tây Nguyên khi uống rượu cần :
- Để có được chóe rượu ngon phải tiến hành nhiều công đoạn từ chuẩn bị nguyên liệu đến cách chế biến. Trên Tây Nguyên, gia đình nào cũng biết làm rượu Cần, những bí quyết riêng chỉ khác nhau theo sở thích của từng người. Rượu Cần được làm thường xuyên, nhưng chủ yếu dùng vào những ngày có việc của buôn làng, hay gia đình như: cúng Yang, mừng thọ, lễ cưới, ma chay,… đặc biệt trong những nghi lễ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Gia đình hay buôn làng nào có việc thì mọi gia đình khác đều chuẩn bị chóe rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp chung, tạo nên tình cảm gắn bó thân tình trong cộng đồng. Trước khi vào cuộc, chủ nhà hay chủ lễ đọc lời khấn xin phép Yang để mọi người được uống rượu. Già làng hoặc chủ lễ uống đầu tiên, sau đó đến các người tham dự theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, nam nữ. Mọi người đã cầm cần, chủ nhà là người uống trước để chứng tỏ thiện ý chóe rượu là tốt, không có độc.
- Rượu Cần được uống trực tiếp từ chóe, cần uống được làm từ cây trúc hay tre nhỏ, thông ruột. Người ta buộc những chóe rượu vào những cây cột để tránh ngã và cũng là để cho Yang xuống cùng chung vui. Rượu được uống theo từng cữ, mỗi cữ khoảng ¼ lít nước, uống hết một cữ là tiếp thêm nước. Người đồng bào các dân tộc Tây Nguyên uống rượu rất công bằng, khi rót hết nước trong ca, nghĩa là khách đã uống hết phần rượu của mình, cách rót nước như vậy gọi là đong “kang”. Cách đong “kang” này còn biểu lộ sự quý mến và tận tình của chủ nhà dành cho khách. Cách thứ hai để công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ phần mình. Khi nước được đổ thêm bao nhiêu phải uống hết bấy nhiêu mới chứng tỏ là quý nhau. Người nào uống xong phải cầm cần cho đến khi có người khác đến uống thì trao cần lại, tránh buông cần sớm vì như vậy sẽ mất tình đoàn kết.
Link liên kết :
Địa chỉ bán rượu cần Y Miên chất lượng uy tín tại tphcm
Rượu cần Tây Nguyên của CTY Tấn Phát